Ứng dụng mô hình MIKE 21 trong việc dự báo tác động, nguy cơ rủi ro cho môi trường biển do vật chất nạo vét đề nghị nhận chìm

Vùng ven biển và các ngành kinh tế biển ở Việt Nam thu hút nguồn nhân lực lớn, đặc biệt là các khu công nghiệp, khu kinh tế, cảng biển, nhà máy đóng và sửa chữa tàu, vận tải biển, công nghiệp dầu khí, khai thác khoáng sản, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, du lịch,…Các hoạt động đã gây áp lực mạnh mẽ đến môi trường biển do sự gia tăng nhu cầu nhận chìm trên biển.

Theo Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, “nhận chìm ở biển” được định nghĩa là sự đánh chìm hoặc trút bỏ có chủ định xuống biển các vật, chất được nhận chìm ở biển. Theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, hoạt động này chỉ được thực hiện khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Để tổ chức, cá nhân được xem xét cấp Giấy phép nhận chìm ở biển thì một trong những điều kiện cần phải có là có được phương án nhận chìm bảo đảm không được gây ra tác động có hại đến sức khỏe con người, tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới môi trường, hệ sinh thái biển. Phương án nhận chìm được đưa ra dựa trên cơ sở các tính toán và đánh giá về quy mô mức độ của quá trình lan truyền vật chất nạo vét đó trong môi trường biển. Quá trình này không những phụ thuộc vào tính chất của vật chất nạo vét mà còn phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố động lực môi trường nền của khu vực biển dự kiến dùng để nhận chìm.   

Lắp đặt thiết bị đo yếu tố hải dương tại vị trí dự án

Viện Nghiên cứu biển và hải đảo đã sử dụng bộ phần mềm MIKE do Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI) phát triển và thương mại hóa để tiến hành mô phỏng, dự báo và đánh giá tác động đến môi trường biển của hoạt động nạo vét và nhận chìm vật liệu nạo vét tới môi trường biển. Từ số liệu khảo sát và đo đạc, Viện Nghiên cứu biển và hải đảo đã thiết lập, xây dựng mô hình mô phỏng và dự báo phạm vi lan truyền của hoạt động nạo vét và nhận chìm vật chất nạo vét.

Từ kết quả tính toán trên mô hình có thể xác định được phạm vi ảnh hưởng theo từng nồng độ chất rắn lơ lửng. Từ đó đưa ra phương án nhận chìm phù hợp ít ảnh hưởng đến môi trường nhất.

Kết quả mô phỏng, dự báo phạm vi lan truyền nồng độ chất rắn lơ lửng theo thời gian tại vị trí dự án

Nguyễn Thúy

Th

eo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, hoạt động này chỉ được thực hiện khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Để tổ chức, cá nhân được xem xét cấp Giấy phép nhận chìm ở biển thì một trong những điều kiện cần phải có là có được phương án nhận chìm bảo đảm không được gây ra tác động có hại đến sức khỏe con người, tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới môi trường, hệ sinh thái biển. Phương án nhận chìm được đưa ra dựa trên cơ sở các tính toán và đánh giá về quy mô mức độ của quá trình lan truyền vật chất nạo vét đó trong môi trường biển. Quá trình này không những phụ thuộc vào tính chất của vật chất nạo vét mà còn phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố động lực môi trường nền của khu vực biển dự kiến dùng để nhận chìm.

  • 10/27/2020 2:23:59 AM